Biển Đông giữa nỗi lo leo thang quân sự
"Bình thường bán 100 ly/ ngày còn nắng nóng tôi bán được 150 – 200 ly/ngày. Thời điểm giữa trưa từ 11 – 14 giờ lượng khách đến rất đông. Nguyên nhân thời tiết nóng, nước mía lại được ưa chuộng nên mọi người tìm đến và mua uống nhiều hơn", Ngọc nói và cho biết để "giữ chân" và kéo thêm khách hàng trong mùa nóng nên đã tung ra chương trình mua 5 tặng 1, đồng giá 10.000 đồng/ly dành cho các tài xế xe công nghệ.Trường chuyên TP.HCM tăng chỉ tiêu lớp chuyên Anh, ngừng tuyển sinh tiếng Anh tích hợp
Theo ghi nhận của Thanh Niên, trưa 24.1 sân bay Tân Sơn Nhất đông người về quê ăn tết. Nhiều người xếp hàng chờ đến lượt làm thủ tục check – in, ai nấy đều mang theo nhiều hành lý về quê trong kỳ nghỉ kéo dài nhiều ngày. Mọi người ngước nhìn lên bảng điện tử để theo dõi tình trạng chuyến bay của mình Họ hy vọng mọi thứ diễn ra suôn sẻ, chuyến bay không bị hoãn để sớm về với gia đình. Nhân viên an ninh sân bay túc trực thường xuyên để giám sát và hướng dẫn người dân di chuyển đúng vị trí, tránh tình trạng ùn ứ.Chị Nguyễn Thị Hoài Thu (26 tuổi, quê ở Hà Tĩnh) có chuyến bay về Vinh lúc 14 giờ 30 ngày 24.1 (25 tháng chạp). 9 giờ sáng cùng ngày, chị bắt taxi từ H.Trảng Bom (Đồng Nai) và có mặt tại sân bay Tân Sơn Nhất lúc 11 giờ. Chị sợ kẹt xe, đông người nên phải đi từ sớm cho chủ động, vừa làm thủ tục vừa hy vọng chuyến bay không bị hoãn. Cô gái có hành lý về quê rất gọn nhẹ, chỉ có chiếc balo đựng vài đồ cá nhân nhỏ."Vợ chồng tôi làm việc ở dưới Đồng Nai nhưng nay chỉ có một mình tôi ra sân bay về quê. Lý do là vì vé máy bay năm nay rất đắt, chồng tôi phải đi xe khách để tiết kiệm chi phí, anh ấy sẽ về sau tôi một ngày. Lúc đầu tôi định đi xe khách về theo chồng nhưng sợ bị say xe nên anh ấy đặt vé máy bay cho tôi. Hành lý của tôi chồng sẽ mang về khi đi xe khách, năm ngoái vì mang hành lý xách tay nặng hơn số kg được phép nên tôi bị phạt 400.000 đồng. Năm nay rút kinh nghiệm, nhờ chồng gửi xe khách mang về, tôi cầm balo gọn nhẹ ra sân bay", chị Thu nói. Chị Lê Thị Khánh Linh (26 tuổi, ở Q.10) có chuyến về sân bay Thọ Xuân (Thanh Hóa) lúc 15 giờ. Dù vậy vì lo lắng sợ đông người, kẹt xe hay thủ tục check – in có vướng mắc nên chị đến sân bay từ 10 giờ 30. "Dù đông nhưng tôi thấy việc làm thủ tục diễn ra đơn giản, cứ xếp hàng tới lượt là được. Tôi đọc báo, xem trên mạng xã hội thấy sân bay mấy ngày tết đông người nên chủ động đi sớm. Giờ hy vọng máy bay cất cánh đúng giờ để sớm về ăn tết với ba mẹ. Tôi làm giáo viên mầm non, thu nhập không có bao nhiêu nhưng vé máy bay ngày tết rất đắt. Dù vậy, dịp tết là khoảng thời gian quây quần với gia đình nên cố gắng tích góp mua vé để về. Tôi chưa đặt vé vào lại TP.HCM, đang chờ tháng lương cuối năm rồi mới tính đến", chị Linh nói.
VIRESA và AESF ký thỏa thuận hợp tác về thể thao điện tử
Từ khi Nghị định 168/2024 có hiệu lực thi hành, đông đảo người dân quan tâm đến mức phạt tăng rất cao của một số lỗi vi phạm, trong đó có lỗi: vượt đèn đỏ, đi ngược chiều... Mới đây, một trang mạng đăng tấm ảnh CSGT yêu cầu một xe dừng đèn đỏ tấp xe vào lề kèm thông tin: "Dừng đèn đỏ đè lên vạch kẻ đường cũng là vượt đèn đỏ". Thông tin này nhận gần 15.000 lượt bình luận và hơn 4.000 lượt chia sẻ. Nhiều ý kiến tranh cãi nảy lửa quanh bài đăng này. Theo lãnh đạo một đội CSGT, thông tin dừng đèn đỏ đè lên vạch kẻ đường cũng bị phạt như vượt đèn đỏ là không chính xác. CSGT giải thích: "Khi đèn đỏ mà người tham gia giao thông chạy đi luôn thì mới bị phạt vượt đèn đỏ. Trường hợp người chạy xe dừng đè vạch dừng hoặc đè vạch cho người đi bộ sang đường, chạy lố vạch... sẽ bị phạt lỗi không chấp hành chỉ dẫn của vạch kẻ đường. Lỗi này người đi xe máy bị phạt từ 200.000 - 400.000 đồng, người đi ô tô bị phạt từ 400.000 - 600.000 đồng".Cũng theo CSGT, thông thường, khi dừng đèn tín hiệu ở giao lộ quá vạch mà thấy CSGT, nhiều người tham gia giao thông sẽ chủ động lùi xe lại; nhiều trường hợp khác dừng đèn đỏ quá vạch được CSGT nhắc nhở, tuyên truyền để lưu thông đúng luật. Theo Phòng CSGT (PC08, Công an TP.HCM), sau hơn 1 tuần áp dụng triển khai Nghị định 168, tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn TP đã có nhiều chuyển biến tích cực khi người dân đã nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm trong việc chấp hành nghiêm pháp luật về giao thông.Lãnh đạo Phòng CSGT nhìn nhận, vào những khung giờ cao điểm trên các tuyến đường trọng điểm trên địa bàn TP, tình trạng người điều khiển phương tiện tham gia giao thông dừng chờ đèn tín hiệu nghiêm túc, dừng đúng vạch quy định, có trật tự. Không còn tình trạng người tham gia giao thông điều khiển phương tiện lưu thông trên hè phố, lưu thông không đúng phần đường, lưu thông ngược chiều cũng đã hạn chế."Người dân đã có sự chuyển biến tích cực trong nhận thức, đặc biệt là văn hóa không lái xe sau khi đã sử dụng uống rượu, bia dần được cải thiện, người dân đã quen việc sử dụng xe công nghệ sau khi đã sử dụng rượu bia", lãnh đạo PC08 nói.
Chiều 17.1, tại Diễn đàn các thành phố hữu nghị và hợp tác - Đà Nẵng 2025, TP.Đà Nẵng ký kết quan hệ hữu nghị với một số thành phố, trao chứng nhận cho nhiều dự án quan trọng.Tại diễn đàn, TP.Đà Nẵng ký kết thiết lập quan hệ hữu nghị hợp tác với TP.Aktau (Kazakhstan) và TP.Genoa (Ý), mở rộng bản đồ hợp tác quốc tế của TP.Đà Nẵng đến 50 địa phương tại 24 quốc gia và vùng lãnh thổ. TP.Đà Nẵng cũng trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án Aeon Mall, Công ty TNHH ICT VINA (Hàn Quốc), Công ty CP Trung tâm dữ liệu quốc tế Đà Nẵng; trao giấy chứng nhận đầu tư dự án nhà máy sản xuất khuôn mẫu công nghệ cao VMR của Công ty TNHH Liên doanh Viedam.Bên cạnh đó, thành phố cũng trao biên bản ghi nhớ hợp tác 5 bên về đào tạo công nghệ bán dẫn và trí tuệ nhân tạo (AI) cho các đơn vị gồm Synopsys, Intel, Tresemi, ASA Holding, Trung tâm nghiên cứu, đào tạo thiết kế vi mạch và trí tuệ nhân tạo Đà Nẵng; trao biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Gurye (Hàn Quốc) và H.Hòa Vang (TP.Đà Nẵng) về nguồn nhân lực, lao động, nông nghiệp…Diễn đàn các thành phố hữu nghị và hợp tác - Đà Nẵng 2025 có chủ đề "Hội tụ và lan tỏa" với nhiều hoạt động như: gặp gỡ song phương, hội thảo chuyên đề "Hợp tác quốc tế đẩy mạnh đầu tư kinh doanh tận dụng xu thế mới", "Hợp tác quốc tế thúc đẩy phát triển du lịch"; tham quan cảng Liên Chiểu, khu đất dự kiến làm Trung tâm tài chính quốc tế; tham quan các điểm trang trí hoa tết tại cầu Rồng, Bảo tàng Đà Nẵng; trải nghiệm văn hóa địa phương, trồng cây lưu niệm tại Công viên Suối Đá (bán đảo Sơn Trà)…Tham gia chuỗi sự kiện từ ngày 16 - 18.1 có các đại sứ, tổng lãnh sự các nước tại Việt Nam; các thống đốc, tỉnh trưởng và lãnh đạo hơn 50 địa phương. Ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng, cho biết diễn đàn nhận được sự chia sẻ của các thành phố hữu nghị trên các lĩnh vực đổi mới sáng tạo, nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các công nghệ mới, thành phố thông minh, công nghệ cao, công nghệ bán dẫn và trí tuệ nhân tạo, quy hoạch đô thị và du lịch bền vững, bảo vệ môi trường và di sản văn hóa.Thay mặt lãnh đạo thành phố, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng cam kết TP.Đà Nẵng hướng đến mục tiêu đối ngoại trong thời đại mới dựa trên nền tảng tình cảm chân thành, sự tin cậy vững chắc, sự tôn trọng bình đẳng và mục tiêu cùng nhau phát triển thịnh vượng. Thành phố xác định ngoại giao kinh tế là mũi nhọn, đẩy mạnh ngoại giao khoa học công nghệ làm trọng tâm; cam kết tạo môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch, hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp nước ngoài, nhất là đầu tư vào các lĩnh vực được ưu đãi đặc thù như Trung tâm tài chính quốc tế, Khu thương mại tự do đầu tiên tại Việt Nam.
Nhộn nhịp ngày hội xuân trên cao nguyên đất đỏ M’Nông
Chiều 5.3, lãnh đạo Q.Hải Châu (TP.Đà Nẵng) kiểm tra thực tế công tác giải tỏa sân vận động Chi Lăng, tiếp xúc, vận động các hộ dân thuộc diện di dời phục vụ dự án Khu phức hợp thương mại dịch vụ cao tầng tại đây.Theo Hội đồng giải phóng mặt bằng Q.Hải Châu, tính đến hết tháng 2 vừa qua, dự án Khu phức hợp thương mại dịch vụ cao tầng tại sân vận động Chi Lăng có 100 hồ sơ thuộc diện giải tỏa đền bù, đến nay có 94/100 hồ sơ đã bàn giao mặt bằng.Trong 6 hồ sơ còn lại, Q.Hải Châu liên tục họp, tiếp công dân với tinh thần làm việc quyết liệt, khẩn trương, hỗ trợ tối đa quyền lợi để người dân yên tâm, sớm di dời, ổn định cuộc sống.Tính đến chiều 5.3 đã có thêm 1 hồ sơ của tổ chức là Ngân hàng TMCP Kiên Long và 1 hồ sơ hộ ông Hồ Trãi (địa chỉ 246 Hùng Vương, P.Hải Châu) đã cam kết thời gian bàn giao mặt bằng chậm nhất 15.4.Đối với 4 hộ còn lại chưa thống nhất, Hội đồng giải phóng mặt bằng Q.Hải Châu đã làm việc và đưa ra các phương án đền bù tối ưu, tốt nhất cho các hộ.Tại buổi kiểm tra thực tế chiều 5.3, lãnh đạo Q.Hải Châu yêu cầu các cơ quan, địa phương tiếp tục vận động, tuyên truyền, giải thích và thực hiện đồng bộ các giải pháp để các hộ còn lại đồng thuận bàn giao mặt bằng theo đúng quy định.Lãnh đạo Q.Hải Châu cũng bày tỏ quyết tâm hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng trước ngày 30.4 theo đúng tiến độ kế hoạch thành phố giao.Như Thanh Niên đã thông tin, dự án Khu phức hợp thương mại dịch vụ cao tầng tại sân vận động Chi Lăng liên quan vụ án Phạm Công Danh và Tập đoàn Thiên Thanh.15 năm qua, dự án "đứng bánh", việc giải tỏa, bàn giao mặt bằng sạch tại sân vận động Chi Lăng để phục vụ dự án nằm trong chủ trương, định hướng của TP.Đà Nẵng nỗ lực giải phóng các nguồn lực đất đai, gỡ vướng cho các dự án treo nhằm khơi thông các nguồn lực phát triển thành phố.